Cách Chữa Khô Đắng Miệng Tại Nhà Như Thế Nào?

Nguyên nhân gây khô miệng?
– Do thở bằng miệng
Nếu bạn có thói quen thở bằng miệng khi ngủ thì bạn cần điều chỉnh lại nhé. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh khô miệng khi ngủ đấy. Bởi vì, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta sản sinh ra ít nước bọt hơn, nên nếu bạn thường xuyên thở bằng miệng thì sẽ khiến bệnh khô miệng trở nên nặng nề hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. Đây là nguyên nhân hay gặp phải khi mắc bệnh khô miệng khi ngủ dậy.
– Tổn thương thần kinh: Khô miệng có thể liên quan với các tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ. Nếu những dây thần kinh chính truyền thông điệp giữa não và tuyến nước bọt bị tổn thương, não bộ sẽ không thể điều khiển việc sản xuất nước bọt. Không có nước bọt, cảm giác ngon miệng sẽ giảm bởi vì nước bọt cũng truyền hương vị của thực phẩm đến các tế bào thần kinh trong miệng và họng.
– Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, bệnh tuyến nước bọt tự miễn hoặc sỏi tuyến nước bọt sẽ làm giảm việc tiết nước bọt.
– Các bệnh lý cơ thể: Mất nước, xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, suy tim, hội chứng tăng urê máu. Một số bệnh lý khác cũng khiến cho tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn: cấy ghép tủy xương, rối loạn nội tiết, căng thẳng, trầm cảm và thiếu hụt dinh dưỡng. Bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, HIV/AIDS, viêm khớp và hội chứng Sjogren…cũng có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.
– Tuổi tác
Theo thống kê có khoảng 20-25% người cao tuổi bị mắc chứng bệnh khô miệng. Ở người cao tuổi, lượng nước bọt tiết ra ngày càng ít dần, người bệnh khó nhai, khó nuốt thức ăn khô. Các rối loạn do khô miệng nặng dần theo lứa tuổi, nước bọt quánh đặc, ít hơn, niêm mạc miệng trở nên đỏ, khô, lưỡi bóng, gây đau đớn khi ăn.
– Hút thuốc làm bệnh nặng hơn: Có rất nhiều lý do để bỏ thuốc và khô miệng là một trong những lý do chính đáng. Hút thuốc không gây khô miệng nhưng các chất trong thuốc lá sẽ làm bệnh khô miệng trầm trọng thêm. Cồn và cafein cũng gây khô miệng.
Nguyên nhân gây triệu chứng miệng khô đắng?
1. Đắng miệng do bệnh cảm cúm
Đắng miệng là do sự thay đổi thành phần trong nước bọt, khiến việc tuần hoàn huyết dịch ở dưới lưỡi gặp khó khăn. Khi bị đắng miệng thường kèm theo các triệu chứng phụ khác như lưỡi bị đỏ, rêu lưỡi mỏng và chuyển sang màu vàng nhạt, thường bị chóng mặt, đau đầu, tinh thần mệt mỏi, buồn phiền.
Theo như nghiên cứu, đắng miệng thường do nhiều nguyên nhân gây nên và đây cũng chính là dấu hiệu giúp mọi người nhận biết tình trạng sức khỏe của cơ thể. Ngoài ra, đắng miệng còn gây ra tình trạng hôi và khô miệng.
2. Đắng miệng do trào dịch mật
Nếu tình trạng đắng miệng kéo dài lâu, thường là biểu hiện đặc trưng của trào ngược dịch mật. Bệnh trào ngược dịch mật thường kèm theo các dấu hiệu khác như thường xuyên ợ nóng, ho dai dẳng làm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động không tốt và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, miệng khô đắng là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết tình trạng sức khỏe đang mắc phải các bệnh nặng hơn như các bệnh về gan. Bởi khi các chức năng gan bị suy giảm và mắc các bệnh viêm gan cấp tính, mãn tính, bị xơ gan, hay gan nhiễm mỡ cũng thường gây ra hiện tượng đắng miệng, đồng thời đắng miệng còn cảnh báo cho chúng ta biết về các bệnh ung thư hay một số bệnh khác. Do đó, khi có biểu hiện của các triệu chứng miệng khô đắng bạn nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
Cách chữa trị miệng khô đắng tại nhà
Đắng miệng là hiện tượng bệnh lý xảy ra khá nhiều hiện nay. Điều này là do sự cố thay đổi thành phần trong nước bọt, gây khó khăn trong việc tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi. Tùy vào mức độ cũng như từng trường hợp mà có thể phân thành nhiều nhóm liên quan đến hiện tượng đắng miệng.
– Vệ sinh khoang miệng thường xuyên và đúng cách: chải răng, lợi và lưỡi đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữa kẽ răng.
– Uống đủ nước, tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì gây lợi tiểu, mất nước hơn nữa, rối loạn hoạt động dạ dày – ruột.
– Ăn các loại trái cây họ cam quýt, giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.
– Nhai kẹo bạc hà hơi hương cam quýt hoặc ít nhất một muỗng cà phê đinh hương hoặc quế sau bữa ăn hoặc buổi sáng.
– Ăn bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên và hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên và nhiều gia vị vì kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.
Dù bạn có triệu chứng miệng khô đắng hay không thì cũng nên đi khám định kỳ 6tháng/1 lần để kịp thời phát hiện các bệnh, cải thiện sức khỏe của bạn.
Có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề triệu chứng miệng khô đắng, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hotline: 0902685599 hoặc trực tiếp đến Nha khoa quốc tế Dencos Luxury các bác sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.